Ngành răng hàm mặt hiện là ngành hot, được nhiều giới trẻ lựa chọn theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện thi vào các trường đại học lớn có chuyên khoa răng hàm mặt. Chứng chỉ răng hàm mặt là cơ hội cho các học viên tốt nghiệp Y sĩ hoặc nhân viên phục vụ tại các phòng khám hoặc bệnh viện liên quan đến lĩnh vực này có thể đăng ký thi và chuyển tiếp học lên bác sĩ răng hàm mặt. Để hiểu thêm về lĩnh vực này, shopgiayto.com mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về Chứng chỉ răng hàm mặt
Là một loại chứng chỉ được cấp cho những người đã tốt nghiệp trình độ Trung cấp Y sĩ trở lên, có nhu cầu trở thành bác sĩ răng hàm mặt hoặc mở phòng khám riêng. Sau khi hoàn thành khóa học các bạn sẽ được cấp chứng chỉ răng hàm mặt.
Chứng chỉ ngành Răng Hàm Mặt là điều kiện cần và đủ để bạn có thể thi chuyển tiếp và học lên bác sĩ răng hàm mặt. Thời gian đào tạo khoảng từ 6 – 9 tháng.
Các khóa đào tạo chứng chỉ về răng hàm mặt có thời gian không dài, chủ yếu được bố trí học tập trung vào các buổi tối cuối tuần, nhằm tạo điều kiện cho các bạn học viên vừa học, vừa làm giúp họ có kinh phí để trang trải cho việc học.
Chương trình gồm các môn học tiêu biểu: Mô học răng, Chữa răng, Nhổ răng, Dụng cụ răng hàm mặt, Mô học răng… Thi tốt nghiệp sẽ gồm 2 phần là lý thuyết và thực hành chuyên môn.
Điều kiện để học lấy chứng chỉ răng hàm mặt
– Các bạn cần phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ trở lên. Các bạn sau khi tốt nghiệp THCS cũng có thể tham gia học Trung cấp Y sĩ để lấy chứng chỉ.
– Các bạn tốt nghiệp THCS cũng có thể lấy chứng chỉ răng hàm mặt nhưng các bạn phải học lâu hơn, thời gian khoảng 3 năm (6 kỳ).
– Đảm bảo sức khỏe tốt có chứng nhận của y tế, đảm bảo đáp ứng được quá trình học.
> Xem thêm bài viết:
- “Về đích thành công” với đề thi chứng chỉ tin học cơ bản 2020
- Có nên học liên thông cao đẳng chính quy Sư phạm mầm non?
Phạm vi hoạt động về chuyên môn đối với chứng chỉ răng hàm mặt
Có thể mở phòng khám liên quan chuyên khoa răng hàm mặt, phục vụ khám chữa bệnh và thực hiện cấp cứu ban đầu cho trường hợp bệnh nhân bị thương liên quan đến răng hàm mặt.
- Thực hiện điều trị bệnh liên quan đến viêm nhiễm quanh răng, điều trị nội khoa.
- Thực hiện các tiểu phẫu đơn giản như: sửa sẹo, răng miệng, tiểu phẫu các vết thương nhỏ 02 cm.
- Rạch áp xe, chích, nhổ răng, lấy cao răng.
- Thực hiện điều trị laser bề mặt.
- Chỉnh khớp hàm, chỉnh hình răng, làm răng giả và hàm giả.
- Thực hiện thủ thuật cấy ghép răng implant từ 1-2 răng đơn giản.
Lưu ý: Mặc dù đã được cấp chứng chỉ về răng hàm mặt, nhưng trong trường hợp thực hiện thủ thuật cấy ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc đang mang một số bệnh lý liên quan tới nội khoa, gây ảnh hưởng tới chất lượng cắm răng thì các bạn không nên thực hiện. Chỉ thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khi có đủ năng lực thực hành và phòng khám phải đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đáp ứng được việc khám, điều trị bệnh.
Trên đây, shopgiayto.com vừa chia sẻ với các bạn những thông tin cần biết về chứng chỉ răng hàm mặt. Mọi thắc mắc các bạn hãy liên hệ với shopgiayto.com, chúng tôi sẵn sàng là người đồng hành để hỗ trợ các bạn.