Đào tạo liên thông là gì? Đó là quá trình đào tạo cho phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác. Vậy, đào tạo liên thông có những đặc điểm gì? Khác gì so với đào tạo chính quy? Để giải đáp những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về quá trình đào tạo này nhé.
Nội dung bài viết
Các trường tổ chức đào tạo liên thông phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Để được tổ chức đào tạo thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với những lĩnh vực mà trường dự kiến đào tạo liên thông.
Đối với khối ngành sức khỏe, trường phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất 1 khóa học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hình thức đào tạo chính quy đã tốt nghiệp.
> Xem thêm bài viết:
Đối tượng nào được đào tạo liên thông?
- Những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng có nhu cầu học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học.
- Người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
- Những người đã tốt nghiệp ở nước ngoài có văn bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc cao đẳng được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức tuyển sinh liên thông như thế nào?
- Đối với những lớp đào tạo liên thông đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, các thí sinh phải tham dự thi tuyển 3 môn, trong đó có 2 môn cơ bản và một môn cơ sở ngành.
- Đối với những lớp có đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, các thí sinh phải tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn, đó là môn cơ sở ngành (hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh) và một môn của kiến thức ngành.
Thời gian đào tạo liên thông là bao lâu?
Thông tư nêu rõ, thời gian, hình thức tuyển sinh đào tạo liên thông được thực hiện theo Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 2/3/2017 như sau:
Từ 1 đến 2 năm học tuỳ theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo. Đây là hình thức đào tạo liên thông theo niên chế từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng
Khi nào tích lũy đủ số lượng tín chỉ của chương trình đào tạo thì khi đó kết thúc. Đây là hình thức đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ giữa các trình độ.
Hồ sơ đăng ký đào tạo liên thông gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký gồm có những giấy tờ sau:
- Tờ khai báo đăng ký đào tạo liên thông. Nội dung tờ trình phải nêu rõ ngành và trình độ đăng ký đào tạo liên thông; nhu cầu đào tạo; tiêu chí, hình thức và điều kiện tuyển sinh.
- Bản sao hợp lệ các quyết định giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học hệ chính quy đối với những ngành đăng ký để liên thông.
- Bảng đối chiếu chương trình đào tạo của các nghề ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề với chương trình của các ngành tương ứng ở trình độ cao đẳng, đại học để làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo liên thông.
- Chương trình liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học của ngành đào tạo.
- Thuyết minh các điều kiện về đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên và nhân viên thí nghiệm cơ hữu; số lượng và diện tích giảng đường, phòng thí nghiệm…
Từ những kiến thức tích lũy được, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những điều cần biết về đào tạo liên thông. Trong thời đại khoa học công nghệ không ngừng phát triển thì con người càng phải cố gắng nhiều hơn, vì thế học liên thông để trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng là điều vô cùng cần thiết.